Theo quy định tại Điều 39 nghị định 123/2020/NĐ-CP, đơn vị thực hiện hủy biên lai giấy như sau:
Bước 1: Thành lập Hội đồng hủy biên lai
Tổ chức thu phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai. Hội đồng tiêu hủy biên lai phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Các thành viên Hội đồng tiêu hủy biên lai phải ký vào biên bản tiêu hủy biên lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Bước 2: Lập Bảng kiểm kê biên lai cần hủy
Hồ sơ tiêu hủy biên lai gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai; bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy; biên bản tiêu hủy biên lai; thông báo kết quả tiêu hủy biên lai.
Bước 3: Tiến hành hủy biên lai và lập Biên bản hủy biên lai
Khi hủy biên lai, Hội đồng phải lập biên bản hủy biên lai. Biên bản ghi rõ thông tin cần thiết của biên lai hủy như:
Loại biên lai, Mẫu biên lai, Ký hiệu biên lai, từ quyển … đến quyển …, Từ số … đến số …
Hình thức hủy biên lai
Cắt góc
Xé nhỏ
Đốt
Biên bản được lập sau khi biên lai đã hủy và có chữ ký của những người trong Hội đồng hủy biên lai
Bước 4: Thông báo kết quả hủy biên lai
Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung theo theo Mẫu số 02/HUY-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy biên lai.
Hồ sơ tiêu hủy biên lai được lưu tại đơn vị, tổ chức sử dụng biên lai.